27/11/2024
Các kỹ năng nhận biết, phát hiện, phòng tránh các thủ đoạn lừa đảo trên không mạng
Lượt xem: 11
Trong thời gian vừa qua, các sự cố lộ lọt thông tin, dữ liệu cá nhân, lừa đảo trực tuyến diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi; các cuộc tấn công có xu hướng tập trung chủ yếu vào con người thay vì máy móc do nhận thức của người sử dụng.
Người dân thường xuyên gặp phải tình trạng lừa đảo qua mạng (lừa đảo trực tuyến), các đối tượng lừa đảo tìm mọi cách để lợi dụng, khai thác đánh vào điểm yếu nhất là con người. Bằng thủ đoạn tinh vi, đối tượng lừa đảo áp dụng nhiều biện pháp tác động tâm lý để lấy lòng tin và dẫn dắt theo kịch bản. Các hình thức lừa đảo trên mạng liên tục được thay đổi hình thức, cách thức, từ lừa đảo từ thiện, ghép ảnh, đầu tư tài chính, xuất khẩu lao động, hình thức tặng quà, thông báo phạt nguội, làm nhiệm vụ online, các ứng dụng ngân hàng giả mạo, nhân viên làm việc tại công ty điện lực, tư vấn sức khoẻ" trên mạng xã hội. Mục tiêu cuối cùng của các đối tượng nhằm đến là “tài chính”.
Nhằm ngăn chặn hiệu quả tình trạng này, vừa qua Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn người dân một số kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến, bao gồm: Kỹ năng nhận biết; Kỹ năng phát hiện; Kỹ năng xử lý; Kỹ năng phòng tránh; Kỹ năng bảo vệ và Tuyên truyền một số thông tin về tội phạm mạng trong nước, quốc tế sử dụng để lừa đảo trực tuyến và khuyến nghị người dân cách phòng tránh.
Khuyến cáo người dân tuyệt đối không tham gia không tham gia đầu tư, mua bán trên các sàn giao dịch tiền ảo, tiền kỹ thuật số, website hay ứng dụng đầu tư tiền ảo. Trước khi tham gia bất kỳ sàn giao dịch nào, người dân cần kiểm tra giấy phép hoạt động và thông tin về sàn giao dịch; Chỉ nên giao dịch trên các sàn được cấp phép bởi cơ quan chức năng; Không chia sẻ thông tin cá nhân cho bất kỳ ai dưới mọi hình thức; Không tải về các ứng dụng không rõ nguồn gốc hoặc nhấp vào đường dẫn lạ.
Cảnh báo chiêu trò lừa đảo đầu tư tài chính trên mạng xã hội khi tham gia nhóm “Tài chính thời đại” và đầu tư tiền ảo qua sàn Bitforex.com. Đối với chiêu trò trên, các đối tượng thường lập ra các sàn chứng khoán, đầu tư tiền ảo giả mạo hoặc không được cấp phép hoạt động. Thậm chí, đối tượng còn giả danh là chuyên gia tài chính, chuyên viên chứng khoán hoặc đại diện của các công ty môi giới uy tín. Tiếp đó, đối tượng mời nạn nhân vào các nhóm đầu tư trên mạng xã hội (như Facebook, Telegram, Zalo…) và mời chào nạn nhân tham gia vào sàn mà đối tượng tạo ra. Ban đầu, đối tượng quảng cáo sàn giao dịch của mình với lời hứa lãi suất cao, thậm chí đưa ra các bằng chứng giả mạo về lợi nhuận từ các nhà đầu tư trước đó. Sau khi thu hút được số lượng lớn nhà đầu tư và nhận tiền, sàn giao dịch ảo sẽ đóng cửa hoặc biến mất, khiến nhà đầu tư mất sạch số tiền đã đầu tư.
TH. Nguyễn Ly