image banner
Kế hoạch triển khai Đề án “Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Sơn La
Lượt xem: 25
Ngày 14/4/2025, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Kế hoạch số 95/KH-UBND về triển khai Đề án “Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Với mục tiêu tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc nhằm mục tiêu phát triển Chính quyền điện tử, hướng tới Chính quyền số tại các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo; phát triển kinh tế số, phát triển xã hội số tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các DTTS trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Kế hoạch đã đặt ra các nhiệm vụ cụ thể:

- Phát triển chính quyền số: 100% Lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã sử dụng chữ ký số cá nhân trong xử lý văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường số; 100% chế độ báo cáo tổng hợp, báo cáo định kỳ, báo cáo thống kê lĩnh vực công tác dân tộc phục vụ chỉ đạo, điều hành của Trung ương, của tỉnh được kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu trên Hệ thống thông tin báo cáo của Trung ương, của tỉnh; 100% các thủ tục hành chính trong cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo được thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên Cổng dịch vụ công của UBND tỉnh Sơn La; Cập nhật cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc của tỉnh Sơn La; kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu trên liệu trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu với Bộ, ngành, địa phương có liên quan và Trung tâm dữ liệu quốc gia; 100% dữ liệu mở lĩnh vực công tác dân tộc được công bố, cập nhật theo quy định; 100% cán bộ, công chức trong cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo của tỉnh được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyển đổi số.

- Phát triển xã hội số: 50% doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số được đào tạo, tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ tiếp cận thông tin về công nghệ số, ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh; 80% trưởng thôn, bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số; Có chính sách hỗ trợ dịch vụ viễn thông, Internet cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. - Phát triển kinh tế số: 50% chủ thể OCOP là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong đó giao Sở Dân tộc và Tôn giáo: Chủ trì hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh; chủ động đề xuất, kiến nghị giải quyết các khó khăn, vướng mắc hoặc điều chỉnh, bổ sung các nội dung Kế hoạch đảm bảo phù hợp (nếu có); định kỳ trước ngày 15/12 hằng năm, tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh gửi Bộ Dân tộc và Tôn giáo, UBND tỉnh để tổng hợp, theo dõi. Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng trong triển khai chuyển đổi số lĩnh vực dân tộc.

- Sở Khoa học và Công nghệ Phối hợp với Sở Dân tộc và Tôn giáo và các đơn vị liên quan bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin, đường truyền kết nối để triển khai các hoạt động chuyển đổi số.

- Công an tỉnh: Chủ trì hướng dẫn Sở Dân tộc và Tôn giáo và các đơn vị liên quan triển khai Kho dữ liệu công tác dân tộc và Kho dữ liệu thống kê 53 dân tộc thiểu số tại Trung tâm dữ liệu quốc gia theo nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 175/NQ-CP ngày 30/10/2023 của Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia; kết hợp chặt chẽ với việc triển khai thực hiện Đề án 06 tại các cơ quan, đơn vị và địa phương; Triển khai Trung tâm dữ liệu quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Tỉnh, nhiệm vụ về chuyển đổi số dân tộc; bảo đảm an toàn an ninh mạng; Giám sát an toàn thông tin, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp độ an toàn thông tin cho hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lĩnh vực công tác dân tộc theo quy định.

- Sở Nông nghiệp và Môi trường: Chủ trì kết nối chia sẻ thông tin, dữ liệu về hộ nghèo, hộ cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu số từ cơ sở dữ liệu lĩnh vực an sinh xã hội.

- Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với Sở Dân tộc và Tôn giáo, các Sở, ban, ngành, địa phương có liên quan đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương, đáp ứng yêu cầu tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc.

- Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Dân tộc và Tôn giáo tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí ngân sách nhà nước chi thường xuyên, nguồn vốn đầu tư công để thực hiện Đề án theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành theo khả năng cân đối ngân sách của tỉnh.

- Các Sở, ban, ngành tỉnh: Theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, phạm vi quản lý triển khai thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số lĩnh vực dân tộc theo Đề án của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch này.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố Căn cứ các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, xây dựng Kế hoạch thực hiện trên địa bàn bảo đảm hiệu quả, phù hợp với điều kiện về nguồn lực và tình hình thực tế tại địa phương.

Nội dung chi tiết Tải về

Nguyễn Ly

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

 SỞ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO TỈNH SƠN LA 

Địa chỉ: Tầng 1,2  tòa nhà 6T1, Trung tâm hành chính tỉnh, Phường Chiềng Cơi, Thành phố Sơn La. 

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Ông Nguyễn Viết Hưng - Giám đốc sở

Điện thoại: 0212.3850744 - Email: sdttg@sonla.gov.vn 

Giấy phép số: 01/GP-BTTTT do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La
Cấp ngày 12  tháng 3 năm 2025.

 

 Chung nhan Tin Nhiem Mang