25/06/2019
Hội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 1/7/2004 của Bộ Chính trị
Lượt xem: 606
Ngày 24/6 đồng chí:
Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh
tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính
trị; Ban Kinh tế Trung ương, đồng chí Hoàng Văn Chất, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch
HĐND tỉnh; Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
Phó Bí thư tỉnh ủy; Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã
chủ trì Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 1/7/2004
của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh
vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020.
Tham dự Hội nghị có các
đồng chí trong Ban Thường vụ tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh;
Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND, lãnh đạo các phòng, ban của Thành phố. Hội
nghị được trực tuyến đến các huyện trong tỉnh.
Hội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện
Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 1/7/2004 của Bộ Chính trị.
Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận, làm
rõ hơn các nội dung về kết quả triển khai Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 1/7/2004
của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh
trên địa bàn tỉnh Sơn La trong 15 năm qua.
Theo Báo cáo kinh tế của tỉnh duy trì tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh bình quân giai đoạn 2004
– 2018 tăng 13,2%/năm, tăng cao hơn so với bình quân chung của cả nước (chỉ
tiêu đặt ra bình quân hàng năm đạt từ 8,5-9%); cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích
cực, tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực
nông, lâm nghiệp (tỷ trọng nông, lâm nghiệp giảm từ 47,9% năm 2004 xuống còn
23,2% năm 2018; công nghiệp, xây dựng tăng từ 17,1% lên 33,8%; dịch vụ tăng từ
34,9% lên 39,1%). Thu ngân sách trên địa bàn năm 2018 đạt 5.030 tỷ đồng (vượt
chỉ tiêu trước 2 năm); tỷ lệ số xã có đường giao thông đến trung tâm xã được
cứng hóa đạt 91,2%; bình quân tỷ lệ giảm hộ nghèo hàng năm từ 2,5- 3,5%/năm
(chỉ tiêu kế hoạch tỷ lệ hộ nghèo giảm 1-1,5%/năm). Nông nghiệp phát triển khá,
đã hình thành một số vùng cây ăn quả chuyên canh, cây công nghiệp tập trung gắn
với công nghiệp chế biến, một số sản phẩm đã có thương hiệu và tìm được chỗ
đứng trên thị trường; công tác tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông sản được
quan tâm, hiện nông sản Sơn La đã được xuất khẩu đi một số nước trên thế giới;
tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định.
Đồng
chí Nguyễn Văn Bình phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Trong những năm qua công tác quản lý
nhà nước về công tác dân tộc trong toàn tỉnh đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn theo quy định; Kịp thời nắm bắt tình hình tâm tư nguyện vọng của
nhân dân, chủ động giải quyết những vấn đề lẩy sinh tron nhân dân, các dân tộc
trong toàn tỉnh tin tưởng, thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước.
Hội nghị cũng phân tích những hạn chế trong phát triển
kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh; kết cấu hạ tầng; phát
triển văn hóa xã hội; phát triển và ứng dụng công nghệ của tỉnh. Quan điểm, mục
tiêu, nhiệm vụ giải pháp chủ yếu của tỉnh nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đảm
bảo quốc phòng an ninh của địa phương và vùng trung du miền núi phía Bắc đến
năm 2030, tầm nhìn 2045 cũng được đánh giá tại Hội nghị. Theo đó, mục tiêu
cụ thể của tỉnh Sơn La đến năm 2030 là: Duy trì tốc độ tăng tổng sản phẩm trên
địa bàn (GRDP) khoảng 7% - 8%; giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu đạt 550
triệu USD; tỷ lệ hộ nghèo dưới 10% (theo chuẩn nghèo của giai đoạn); thu nhập
bình quân đạt khoảng 4.0000 USD/người/năm (tương đương với 98 triệu đồng); cơ
cấu kinh tế: dịch vụ khoảng 44%, nông lâm nghiệp khoảng 20%, công nghiệp – xây
dựng khoảng 36%; thu ngân sách trên địa bàn đạt 20.500 tỷ đồng (chủ động được
chi ngân sách đến 70%); tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 90%; hoàn thành xây dựng
nông thôn mới… Hội nghị cũng đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của địa
phương trong việc phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới mô
hình tăng trưởng; về đầu tư đồng bộ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng; xây
dựng và thực hiện thể chế, chính sách để phát huy tiềm năng kinh tế vùng; đề
xuất ban hành cơ chế chính sách để phát huy tiềm năng kinh tế địa phương trong
tổng thể vùng; kiến nghị một số dự án để phát triển kinh tế địa phương nhằm
thúc đẩy kinh tế vùng…
(Ảnh:
sưu tầm) Nguyễn Ly