Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão lũ trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018-2020.
Tại
Báo cáo số 537-BC/TU ngày 16/6/2019 của Tỉnh ủy Sơn La đánh giá kết quả thực hiện
Kết luận số 514-KL/TU ngày 23/4/2018 của ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão lũ
trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018 – 2020 đã đưa ra một số phương hướng,
nhiệm vụ trong thời gian tới, cụ thể như sau:
1. Công tác quản
lý nhà nước
Tăng
cường tuyên truyền, giáo dục và phổ biến giáo dục pháp luật thực hiện Luật
phòng, chống thiên tai; các Nghị định của Chính phủ (Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014, Nghị định số
104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017...). Tăng cường tuyên truyền, vận động, giáo
dục, hướng dẫn, phổ biến kiến thức về phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai nhằm nâng
cao nhận thức, tạo ra sự chủ động trong phòng, chống, thích nghi các loại hình
thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu đến cộng đồng và người dân.
Kiện
toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai các cấp
theo hướng đồng bộ, thống nhất, chuyên nghiệp.
Thực
hiện tốt việc chuẩn bị các nguồn lực thực hiện phương châm 4 tại chỗ hàng năm để
chủ động ứng phó các dạng thiên tai nhất là đối với vùng sâu, vùng cao, vùng
nông thôn.
Đầu
tư cơ sở vật chất và trang thiết bị phù hợp với từng khu vực, từng bước hiện đại
hóa trang thiết bị bảo đảm tiếp nhận, xử lý thông tin kịp thời, phục vụ công
tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Thực
hiện tốt các chính sách xã hội, công tác cứu trợ khắc phục hậu quả thiên tai, kịp
thời ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất, bảo vệ môi trường khi có
thiên tai xảy ra.
Phổ
biến kiến thức về phòng, chống thiên tai trong nhà trường, nhất là cấp tiểu học
và trung học cơ sở. Tổ chức tập huấn, truyền thông, đào tạo nâng cao năng lực
nhận thức, hướng dẫn kỹ năng phòng, tránh đuối nước, ứng phó các tình huống
thiên tai phù hợp với đặc thù các khu vực, vùng.
Tăng
cường trồng rừng, bảo vệ diện tích rừng, nâng cao độ che phủ phòng, chống và giảm
nhẹ tai biến lũ quét sạt lở đất.
Huy
động, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư, dự phòng ngân sách cho công
tác phòng, chống thiên tai.
2. Công tác quy
hoạch
Quy
hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và các địa phương phải phù hợp với quy hoạch
phòng, chống thiên tai tỉnh Sơn La đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 đã
được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3268/QĐ-UBND ngày 28/12/2018.
Rà
soát, cập nhật bổ sung kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó thiên
tai theo từng cấp độ rủi ro thiên tai trên từng địa bàn.
3. Công tác lập
dự án theo quy hoạch
Trong
quá trình phát triển kinh tế xã hội tại các cấp, các ngành phải gắn liền với việc
thực hiện quy hoạch phòng, chống thiên tai tỉnh Sơn La đến năm 2025 và định hướng
đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3268/QĐ-UBND ngày
28/12/2018 đảm bảo tính phù hợp, an toàn đồng bộ, hiệu quả và bền vững.
4. Thực hiện các
nhiệm vụ theo Nghị định số 114.
Các
cấp, các ngành tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Nghị
quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 và Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 13/7/2018 của
Chính phủ.
Tiếp
tục tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07/8/2018 của
Chính phủ; Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 12/4/2019 thực hiện Nghị định số
114/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ.
5. Công tác tập
huấn, diễn tập
Tổ
chức tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai; hàng
năm duy trì thực hiện tốt công tác diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn các cấp theo quy định; tăng cường công tác diễn tập phòng, chống thiên
tai và tìm kiếm cứu nạn tại cộng đồng; xây dựng và củng cố lực lượng xung kích
phòng, chống thiên tai ở cấp xã với nòng cốt là dân quân tự vệ, đoàn thanh niên
nhằm nâng cao năng lực chủ động ứng phó thiên tai tại cơ sở.

Sơn
La là một trong những địa phương chịu nhiều thiệt hại do thiên tai gây ra (Nguồn
sưu tầm)
Tin bài: Kim Anh