Kết quả thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
Công tác tổ chức
học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai, thực hiện Nghị quyết 33 về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” trên địa
bàn tỉnh Sơn La đã được triển khai kịp thời,
nghiêm túc, sâu rộng, bám sát hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương và phù
hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.
Sơn La là tỉnh miền núi có diện tích tự nhiên là 14.174 km2, 274 km
đường biên giới gipas vưới tỉnh Hủa Phăn, Luông pha Băng, nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào; dân số trên 1,2 triệu người với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống.
Tỉnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện (11 uyện, 01 thành phố) 204 đơn vị hành
chính cấp xã (188 xã, 07 phường, 09 thị trấn); có 3.230 bản, tiểu khu, tổ dân
phố, trong đó có 04 huyện nghèo, 112 xã và 1.708 bản có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn.
Toàn tỉnh có 26 xã đạt
chuẩn nông thôn mới. Kế hoạch năm 2019 có 40 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tăng
14 xã so với năm 2018 và thành phố Sơn La hoàn thành chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ hộ được sử dụng điện quốc gia đạt 93,84% số
hộ trong toàn tỉnh. Tiếp tục tổ chức nấu ăn tập trung tại 235 trường , với
49.825 học sinh bán trú thuộc các xã ĐBKK. Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,78%
còn 25,42%, là mức giảm cao nhất trong 6 năm gần đây. Tập trung hỗ trợ xây mới
hoặc sửa chữa nhà ở cho người có công với cách mạng; hoàn thành hỗ trợ cho
11.438/11.993 hộ đạt 95,2%.
Thực hiện chủ trương của
Ban Thường vụ tỉnh ủy Sơn La về xây dựng và phát triển văn hóa con người Sơn La
toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh, các cấp ủy đảng, các
ngành chức năng đã cụ thể hóa, tổ chức triển khai thực hiện tốt các lĩnh vực
như giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, dân số, gia đình, phong trào
văn nghệ, thể dục - thể thao, công tác giảm nghèo bền vững, phòng chống các tệ
nạn xã hội …Nêu cao tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên nhất là vai
trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được
giao; việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được
các tổ chức cơ sở đảng đẩy mạnh thực hiện với nhiều cách làm mới, mô hình thiết
thực, hiệu quả. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm và
luân chuyển cán bộ được các cấp, các ngành đẩy mạnh thực hiện; chỉ đạo đổi mới
trong công tác thi tuyển, xét tuyển, nâng ngạch đối với cán bộ, công chức, viên
chức trên địa bàn toàn tỉnh; triển khai việc thí điểm thi tuyển để bổ nhiệm một
số chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Việc đầu tư cho phát triển giáo dục- đào tạo
được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm, nhất là việc đầu tư cho xây dựng cơ
sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học. Công tác đấu tranh chống các quan
điểm sai trái, hành vi tiêu cực, thoái hóa về tư tưởng chính trị được chú
trọng. Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên nhất là tính gương mẫu, đi đầu của cán
bộ lãnh đạo, quản lý được nâng lên. Tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của cán
bộ, công chức, viên chức có nhiều chuyển biến tích cực. Tăng cường đấu tranh
với các thông tin sai lệch ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của tỉnh; quản lý
chặt chẽ và định hướng nội dung thông tin được đăng tải trên các phương tiện
thông tin đại chúng; phản bác các thông tin sai sự thật, quan điểm sai trái của
các phần tử cơ hội chính trị.
Cùng với việc xây dựng và đào tạo con người,
vấn đề xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh được cấp ủy, chính quyền địa
phương quan tâm coi đó là nhiệm vụ thường xuyên. Việc thực hiện tốt nếp sống
văn minh, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của nhân dân các dân tộc
đạt hiệu quả, đã có 100% số bản, tổ dân phố xây dựng hương ước, quy ước phù hợp
với pháp luật hiện hành và thuần phong mỹ tục của địa phương.

Toàn
cảnh Hội nghị trực tuyến sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban
Chấp hành Trung ương (khóa XI).
Kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ cùng đoàn công tác
của Trung ương lên thăm Tây Bắc tại Sơn La (7/5/1959-7/5/2019). Năm 2019, tỉnh Sơn La đã đầu tư xây dựng
Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với Quảng trường Tây Bắc
tại Thành phố Sơn La gắn với trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng
cấp quốc gia trên địa bàn toàn tỉnh. Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc
Tây Bắc được khánh thành vào ngày 7/5/2019.
Ngày 25/01/2019 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy
hoạch chung xây dựng Khu Du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2030;
đề án “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến 2025, định hướng đến
năm 2030” trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2020, trong đó nội dung xây
dựng sản phẩm du lịch cộng đồng được định hướng đến năm 2020 là xây dựng được
ít nhất 05 bản du lịch cộng đồng đảm bảo đủ tiêu chí phục vụ khách du lịch. Quy
hoạch chi tiết phát triển khu du lịch quốc gia Mộc Châu đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030. Lập Đề án, dự án phát triển một số khu, điểm du lịch tại Mộc
Châu. Hiên nay một số bản du lịch cộng đồng đã và đang hoạt động, tổ chức đón
khách du lịch rất hiệu quả.
Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế
được xác định là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch,
vững mạnh, triển khai gắn liền với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa
XI,khóa XII về công tác xây dựng Đảng và Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị
khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh; Chỉ thị 27/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng nếp sống văn minh
trong việc cưới tang, lễ hội…
Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di
tích văn hóa lịch sử được quan tâm. Tỉnh Sơn La có 7 di sản được đưa vào danh
mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm ghi lễ Cấp sắc của dân tộc Dao; Lễ
Pang A của dân tộc La Ha; Nghệ thuật khèn của dân tộc Mông Mộc Châu; Lễ cưới
dân tộc Dao; Ghi lễ cầu sức khỏe của người Xinh Mun; Ghi lễ Kin Pang Then của
người Thái trắng, nghệ thuật tạo hoa văn trên trang phục của người Mông Hoa
huyện Mộc Châu.
Công tác phát triển công nghiệp văn hóa bước
đầu được đầu tư, nhất là việc đầu tư cho phát triển những sản phẩm văn hóa phục
vụ du lịch, dịch vụ, sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở một số địa phương trong tỉnh.
Các sản phẩm du lịch, làng nghề, sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngày càng phát triển
phong phú, đa dạng; chất lượng không ngừng được nâng lên như sản phẩm thổ cẩm,
khăn piêu của dân tộc Thái đen…Mô hình du lịch cộng đồng tại bản Áng xã Đông
Sang huyện Mộc Châu; bản Hua Tạt xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, bản Nà Bai xã Chiềng
Yên, huyện Vân Hồ, bản Lướt xã Ngọc Chiến, huyện Mường La.
Hội nhập quốc tê và tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại được tỉnh đẩy mạnh, nhất là việc hợp tác với bạn Lào. Tổ chức Tuần
văn hóa - Du lịch Sơn La hợp tác xây dựng các điểm đến du lịch với 02 tỉnh Hủa
Phăn, Luông Pha Băng và một số tỉnh của nước CHDCND Lào; tổ chức Lễ Khánh thành
Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào tại bản Lao Khô I xã Phiêng Khoài,
huyện Yên Châu đưa vào khai thác phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước
qua đó giới thiệu hình ảnh, thu hút các nhà đầu tư vào tỉnh Sơn La, thúc đẩy
phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh./.
Tin bài:
Nguyễn Hường